VĂN HỌC VIỆT NAM
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
KINH TẾ
GIA ĐÌNH
Y HỌC - SỨC KHỎE
VĂN HÓA - NGÔN NGỮ
DU LỊCH - ẨM THỰC
LỊCH SỬ - CHÍNH TRỊ - TRIẾT HỌC - NHÂN VẬT
KIẾN THỨC - KHOA HỌC
KỸ NĂNG SỐNG
THIẾU NHI
TUỔI MỚI LỚN
THƯ VIỆN THÀNH ĐOÀN
NGOẠI NGỮ -TỪ ĐIỂN
Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy - Lê Văn Nghĩa
ISBN: 978-604-1-05362-5
Nhà xuất bản: Trẻ (06/2014)
Sách giấy: 77.000 đ
Số trang: 324
Khổ sách: 14x20 cm
Trọng lượng: 350 gram (Bìa mềm)
Ebook: 4,26 MB (PDF)
Người đọc sẽ tiếp tục ngạc nhiên với cây bút hài Lê Văn Nghĩa trong cuốn truyện dài dành cho thiếu nhi Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy.
Năm ấy là gần 40 năm về trước, và vì thế, lứa tuổi trung niên miền nam thời nay sẽ được thấy lại, như là xem một cuốn phim về thời thơ ấu của mình. Những trò chơi, lối nói trại hay những câu nói đùa cách xã giao quen thuộc, không khí của một thời..., tất cả được nhắc nhớ bằng câu chuyện của lũ trẻ con một xóm nhỏ bên rìa thành phố. Nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong Lời giới thiệu, ngoài việc khắc họa tính cách và số phận nhân vật, Lê Văn Nghĩa còn có tham vọng phục dựng khí hậu thời cuộc như anh đã từng làm với tác phẩm Mùa hè năm Petrus. Không chỉ là kỷ niệm qua cách viết đặc sệt giọng Nam Bộ, dí dỏm, quyến rũ, Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy còn là một cuốn sách về những tình bạn vô tư, hồn nhiên và đầy ấm áp; và cả những bài học về những điều tốt đẹp ở đời.
Đọc truyện này của Lê Văn Nghĩa, có cảm giác đọc tác phẩm của một nhà phong tục học.
Những sinh hoạt, nghề nghiệp, lời ăn tiếng nói của một vùng đất, một thời đại hiện lên sinh động như trong một cuốn phim tư liệu. Đọc truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa mà có cảm giác như đọc sách biên khảo của Sơn Nam hay Vương Hồng Sển.
Với tôi, đó là một bất ngờ lớn. Nhưng đến khi coi lại cái tên truyện "Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy" thì tôi không thấy bất ngờ nữa. Ờ, tên truyện gì mà dài loằng ngoằng, cũng chẳng giống nhan đề một cuốn truyện thiếu nhi. Nó giống một thiên tùy bút, ký sự hay khảo cứu hơn. Ắt hẳn đó là sự cố ý của tác giả...
Lê Văn Nghĩa, phụ trách báo Tuổi Trẻ Cười, là nhà văn trào phúng đã trở thành thương hiệu với các nhân vật Đại Văn Mỗ, điệp viên Không Không Thấy. Đó có lẽ là lý do khi anh viết truyện cho trẻ em, tình huống và lời thoại của anh rất dí dỏm - nhiều chỗ khiến người đọc bật cười...
Cuốn truyện hấp dẫn, không phải vì nó thuần túy đem lại tiếng cười. Cách yêu thương đùm bọc giữa bọn trẻ nghèo với nhau khiến người đọc rưng rưng cảm động. Cách chú Hai Ngon sử dụng khẩu ngữ bình dân "dẫu hèn cũng thể" thường trực trên đầu môi như một phương châm sống, cách ông thầy Không Có dạy thằng Ti những bài học làm người bằng lời của thánh hiền kiểu như "nhân bất học bất tri lý" nói lên cách ứng xử mộc mạc, hồn nhiên, đầy ắp tình người giữa những cảnh đời khốn khó. Những đạo lý giản dị nhưng sâu xa đó gợi nhớ đến những bài học khó quên trong sách Luân lý giáo khoa thư...
Trích Lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- SÁCH IN CÙNG TÁC GIẢ Lê Văn Nghĩa
-
Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ
65.000 đ -
Nếu Adam không có xương sườn
29.000 đ -
Sài Gòn dòng sông tuổi thơ
21.000 đ
- SÁCH IN CÙNG THỂ LOẠI
-
Chuyện riêng tư chốn sơn tràng
21.000 đ -
Cuộc chiến ở bán đảo xanh
28.000 đ -
Gia tộc ăn đất
17.000 đ -
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác
26.000 đ -
Kẻ ma làm
18.000 đ -
Lý lắc Nam Bộ
18.000 đ -
Mẹ con đậu đũa
27.000 đ -
Như cánh chuồn chuồn
29.000 đ -
Những đứa con của tình yêu
27.000 đ -
Nọc nạn (Tái bản)
13.000 đ