Làng ta
Nguy cơ "chảy máu" thư tịch cổ
Quỳnh Trang | PHAPLUATTP.VN
Do thư viện thiếu kinh phí để mua bản gốc, thiếu thiết bị scan, nhiều sách, văn bản cổ của Việt Nam đang lưu giữ trong các gia đình có nguy cơ bị "chảy máu".
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM là thư viện hàng đầu của Việt Nam về lượng đầu sách, tư liệu cũng như các phòng đọc chuyên dụng. Tuy nhiên, những người làm thư viện vẫn đang bức xúc khi thấy sách cổ mất ngay trước mắt mình mà không cứu được.
Cứu sách cổ bằng quỹ riêng
Thực tế, nguồn thư tịch cổ trong các gia đình rất nhiều, các bộ sách, sắc phong này là gia bảo của nhà sưu tập hay gia đình, dòng họ. Thế nên chỉ khi có nhu cầu rất bức thiết họ mới chấp nhận bán sách cổ. "Ruộng vườn, vàng bạc người ta còn bán nhưng có những cái như thư tịch, sắc phong... là những cái không phải là gia sản đơn thuần nữa, người ta khó mà bán lắm! Khi bán người ta cần tiền rất gấp" - ông Bùi Xuân Đức, Giám đốc Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, chia sẻ. "Khi có được thông tin ai đó bán sách cổ, thư viện phải có tiền để mua ngay, bởi nếu không mua thì chắc chắn sẽ rơi vào những người buôn đồ cổ và họ sẵn sàng trả giá cao hơn để bán cho nước ngoài nhưng tiền đâu ra... Thư viện chỉ mong mỗi năm có 1-2 tỉ đồng làm quỹ để mua những bộ sách cổ..." - ông Đức ngậm ngùi. Hiện tại, nguồn kinh phí của Nhà nước cấp không có khoản chi này. Năm 2011, thư viện vận dụng các nguồn tự thu, dè sẻn tất cả các khoản chi giữ được khoảng 300 triệu đồng để mua sách cổ. May sao trong năm này, vì cần tiền chữa bệnh cho người thân gia đình, có người phải bán bộ sách viết tay toàn tập của danh y Hải Thượng Lãn Ông với điều kiện trong vòng một tuần thư viện phải có đủ 300 triệu đồng. "Sau khi lập hội đồng thẩm định, nhận sách trước đó, đến ngày giao tiền tôi phải giao tại BV Ung bướu TP.HCM cho người ta" - ông Đức kể.
Đầu năm 2012, thư viện cũng xoay gần 300 triệu đồng ngoài ngân sách để mua 30 sắc, chế triều Nguyễn
từ niên hiệu Tự Đức năm thứ ba (1850) đến niên hiệu Bảo Đại năm đầu (1926). Bộ sách Hải Thượng Lãn Ông và bộ sắc phong thời Nguyễn là hai bộ thư tịch, tư liệu cổ đầu tiên Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM mua làm tư liệu. Thư tịch của thư viện lâu nay do tư liệu cũ còn lại và các tổ chức, cá nhân tặng. Hiện thư viện cạn tiền không thể mua thêm bộ sách cũ nào nữa.
Máy scan: Duyệt hai năm vẫn chưa có tiền
Những bộ sách cổ là vốn quý của mỗi quốc gia, 1 tỉ đồng mỗi năm cho việc mua sách cổ là không nhiều nhưng ít nơi chịu cho tiền, bởi đầu tư vào thư viện không có lãi ngay... "Khi mình bỏ tiền mua sách cổ mình phải có hội đồng thẩm định hẳn hoi chứ đâu phải cái gì cũng mua".
Khi hỏi về một phương án giữ phiên bản của thư tịch nếu thư viện không có tiền mua bản gốc, chúng tôi lại được nghe một điều xót lòng hơn...
Thư viện có thể xin chủ sách scan trước khi sách bị bán ra nước ngoài hoặc lọt vào tay các đầu nậu. Thế nhưng "muốn scan sách cổ, báo cũ... phải có máy scan chuyên dụng chụp sách từ trên xuống. Bởi máy scan thông thường thì sách sẽ nát luôn" - ông Đức nói. Và thực tế, HĐND đã duyệt và UBND TP.HCM đã chủ trương cho thư viện mua chín chiếc máy scan chuyên dụng này với giá trị khoảng 17 tỉ đồng vào năm 2011 nhưng đến tháng 8-2012 vẫn chưa thấy tiền.
Những máy scan này sẽ có thể chụp các khổ giấy A0 (chụp bản đồ), A1 (chụp báo, tạp chí) và A3 (chụp sách). Bởi không chỉ tư liệu cổ, sách cổ bên ngoài mà ngay với báo cổ, sách cổ... của thư viện cũng cần scan để số hóa. Sau khi số hóa thư viện có thể làm lại những bản sách giả cổ để có thể phục vụ bạn đọc. "Nhu cầu bạn đọc muốn nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu cũ ngày càng nhiều nhưng cứ đưa bản gốc ra phục vụ thì tư liệu càng ngày càng hư, tư liệu đâu có chờ mình đâu..." - ông Đức chua xót nói.
Giấc mơ thư viện thiếu nhi Từ năm 2001, Thư viện tổng hợp TP.HCM có đề xuất thành lập thư viện thiếu nhi và UBND TP.HCM từng có văn bản giao lại căn nhà số 69A Lý Tự Trọng, quận 1 (địa chỉ cũ 8 Nguyễn Trung Trực, quận 1) làm thư viện thiếu nhi. Thế nhưng đến giờ khu nhà vẫn nguyên trạng và thư viện thiếu nhi vẫn là giấc mơ. Thư viện chỉ có phòng Thanh thiếu niên (một mô hình thu nhỏ của thư viện thiếu nhi) bình quân 130 lượt người đọc/ngày. Thư viện lưu động... chờ xe Từ cuối tháng 12-2010, UBND TP.HCM đã duyệt mua một xe buýt loại 30 chỗ ngồi cho thư viện lưu động phục vụ bạn đọc vùng sâu, vùng xa. Nguồn kinh phí này nằm trong dự toán kinh phí năm 2010 của UBND TP.HCM, thế nhưng đến nay chiếc xe lưu động vẫn chỉ là trên giấy. Hiện thư viện chỉ có một xe thư viện lưu động do Tập đoàn Điện tử LG tài trợ từ đầu năm 2007 để phục vụ độc giả ở vùng sâu vùng xa, các trung tâm cai nghiện, các trường khiếm thị... trên địa bàn TP.HCM. |
YBOOK.vn
- CÁC TIN BÀI KHÁC
-
Mời gọi thiếu nhi Việt sáng tác truyện tranh cho trẻ em (22/12/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Tập truyện tranh song ngữ Việt - Anh Bơ không phải để ăn (Bơ is not for eating) vừa ra mắt bạn đọc, với lời kêu gọi các bạn thiếu nhi trong nước sau khi đọc truyện có thể tham gia sáng tác để hình thành các tập tiếp theo.
-
Dương Thụy cùng Kyo York 'rắc thính', 'thả tình' với độc giả 18+ (22/12/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Nhà văn Dương Thụy vừa có cuộc gặp gỡ bạn đọc tại Đường sách TP.HCM sáng 20-12 trong chương trình kỷ niệm 17 năm cô đồng hành cùng NXB Trẻ.
-
Chống sách giả bằng reading code (30/11/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Một đơn vị làm sách đưa ra giải pháp kép cho câu chuyện chống sách giả vốn làm đau đầu giới xuất bản Việt Nam nhiều năm nay.
-
Cuốn sách viết ở tuổi 92 của nữ đạo diễn Xuân Phượng (23/11/2020)
Thiên Điểu | TUOITRE.VN
Sáng 20-11 tại Hà Nội, tác giả Xuân Phượng rạng rỡ bước lên bục nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho cuốn hồi ký Gánh gánh... gồng gồng... (NXB Văn Hóa - Văn Nghệ) bà vừa hoàn thành ở tuổi 92.
-
'Mình và họ' của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất, ông Hữu Thỉnh từ chối giải thưởng (23/11/2020)
Thiên Điểu | TUOITRE.VN
Ông Hữu Thỉnh ký quyết định trao giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo từ 1975 đến nay cho 32 tác phẩm, tiểu thuyết từng gây tranh cãi 'Mình và họ' của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất. Ông Hữu Thỉnh cũng từ chối giải thưởng.