Làng ta
Một quyển sách, vừa mạo danh vừa in lậu
Lam Điền | TUOITRE.VN
Giới sưu tầm sách mấy ngày qua xôn xao quanh quyển sách Thú chơi sách của Vương Hồng Sển, "bản in vào tháng 7-2015" đang được rao bán trên mạng.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi thấy quyển này không những có dấu hiệu in lậu mà còn có chứng cứ mạo danh NXB Tổng Hợp TP.HCM.
Câu chuyện gây chú ý kể từ khi một mẩu tin rao bán sách được đăng trên một diễn đàn chơi sách (ảnh) ngày 19-7, nội dung như sau: "Sau một thời gian, Thú chơi sách của cụ Vương Hồng Sển đã ra lò. Sách do Nxb Tổng Hợp TP.HCM in 300c, 7-2015,172tr, bìa mềm. Sách đặt hàng nên in số lượng ít, phát hành hạn chế. Giá bìa 125k, chiết khấu 20%".
Người đăng tin này là nickname Sách Thành Vinh.
Trước đó nữa, vào đầu tháng 6-2015, cũng nickname này loan tin sẽ photo (fake) quyển Thú chơi sách cho những ai cần, sau đó cho biết sẽ có nhà xuất bản cấp phép chính thức, sách làm từ bản gốc "in 1959, 168tr. In từ file mềm, bìa in màu như bản gốc, gáy dán keo".
Trước thông tin này, nhiều thành viên trên mạng đăng ký mua quyển Thú chơi sách, mang ý nghĩa bản in mới nhất làm theo đúng bản cũ.
Tuy nhiên, giới sưu tập tại TP.HCM sau ngày 19-7 vẫn không thấy quyển này lưu hành tại TP.HCM, mà chỉ thấy bán qua mạng. Theo ảnh chụp trên mạng, quyển này có cách trình bày bìa giống với loạt sách của Vương Hồng Sển mà NXB Tổng Hợp TP.HCM đã in từ năm 2013.
Nickname bán sách cũng cho biết sách này có giấy phép, cụ thể giấy phép được in trên sách là: 57-15/CXB/03-190/THTP.HCM.
Chúng tôi đã liên hệ với NXB Tổng Hợp TP.HCM, bà Tường Minh - phó giám đốc, phó tổng biên tập phụ trách NXB - cho biết vừa qua đơn vị này không hề cấp phép xuất bản quyển Thú chơi sách. "Kể cả sách kế hoạch B (tức cấp phép cho đơn vị khác liên kết xuất bản - PV) chúng tôi cũng không cấp phép".
Bà Minh cũng cho biết phía NXB Tổng Hợp TP.HCM sẽ đưa vụ này đến các cơ quan chức năng để làm rõ, vì "đây là trường hợp có dấu hiệu vừa in lậu vừa mạo danh NXB".
Một cán bộ của NXB Tổng Hợp TP.HCM cũng phân tích: số giấy phép ghi "57-15/CXB/03-190/THTP.HCM" là sai, do người in lậu không biết năm nay Cục Xuất bản đã thay đổi ký tự thể hiện cục từ "CXB" trong các năm trước thành "CXBIPH".
YBOOK.vn
- CÁC TIN BÀI KHÁC
-
Dịch phẩm và tạp phẩm (21/04/2012)
Hồ Trần | SGTT.VN
Để biến một kiệt tác văn học trở thành một cuốn sách với hàng đống ngôn từ bò lổn ngổn khiến người ta vừa đọc vừa ngớ người không khó, hãy trở thành một trong số những dịch giả - dịch ẩu ở Việt Nam.
-
"Muốn đàn bà viết, đàn ông đọc!" (19/04/2012)
Hồ Liễu (dịch) | SGTT.VN
LTS: Vài năm gần đây, các tác phẩm của Aziz Nesin và Orhan Pamuk được lần lượt dịch và in khá nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, độc giả vẫn còn ít thông tin về những xu hướng, gương mặt văn học mới trên văn đàn Thổ Nhĩ Kỳ. Thông qua bài lược dịch phỏng vấn này, Sài Gòn Tiếp Thị muốn giới thiệu với người đọc phần nào quan niệm văn học của Elif Shafak - nữ văn sĩ có sách bán chạy tại đất nước này, đồng thời gây được sự chú ý tại nhiều quốc gia khác.
-
Frédéric Beigbeder - người đọc sách (07/03/2012)
Cao Việt Dũng | SGTT.VN
Các vị quý tộc không chỉ quẩn quanh với điền địa, gia huy và tước hiệu, mà còn dấn sâu vào vòng chữ nghĩa và sở hữu đầu óc đầy tinh quái, thích bỡn cợt, hiện tượng ấy lịch sử nước Pháp không còn lạ gì. Ở thời hiện tại, Frédéric Beigbeder là một "di chứng" của truyền thống đó.