Thế giới sách
Cho trẻ niềm vui tư duy
Anh Chi | TUOITRE.VN
Một ngày con bạn bỗng cắc cớ thắc mắc: "Mẹ ơi, vì sao bà ngoại hay quên?". Bạn sẽ trả lời làm sao, chắc là: "Vì bà đã già, ai mà già cũng sẽ hay quên". Con bạn lại nói tiếp: "Thế có cách nào để không già để khỏi quên không mẹ?"...
Câu nọ nối tiếp câu kia, và trẻ con mà, thường hay hỏi, và đã hỏi thì sẽ hỏi tới cùng, tới mức mà người lớn chỉ còn cách trả lời là: "Lớn lên và chăm học thì con sẽ biết".
Những câu trả lời như thế chắc chắn không làm bọn trẻ hài lòng... và vì thế rất nên tìm cách trả lời thấu đáo, hơn thế nữa là gợi ý cho trẻ tự tìm ra những câu trả lời!
Với mục tiêu đó, các nhà triết học Myriam Revault d'Allonnes, Brigitte Labbé và đội ngũ nhiều nhà tư tưởng, triết học, nhà văn, họa sĩ cùng góp tay thực hiện những cuốn sách về triết học dành cho trẻ em... Tin vui cho các ông bố bà mẹ Việt Nam là mới đây, những cuốn sách này đã xuất hiện ở Việt Nam với hai tên gọi Thú vui tư duy (NXB Tri Thức) và Nhâm nhi triết (NXB Thanh Niên).
Không bằng cách tiếp cận dọc theo tiến trình lịch sử triết học như lâu nay vẫn thấy ở các sách triết học, hay nói về cuộc đời các triết gia và đề tài của họ, hay theo kiểu chủ nghĩa duy vật là gì, chủ nghĩa duy tâm ra sao; những trang sách triết học dành cho trẻ em này chọn cách tiếp cận thông qua việc trả lời những câu hỏi mà chính trẻ em vẫn hay thắc mắc với người lớn mỗi ngày.
Ví dụ để nói chuyện thế nào là cái đẹp, tác giả đưa ra một ví dụ: bé Anna rất cưng một con gấu bông cũ kỹ, rách nát, mất một chân, nửa tai, không còn mắt... vì đó là đồ chơi cưng của bé và bé thấy nó đẹp (chứ nếu chú gấu bông này nằm ở một cửa hàng nào đó chắc gì Anna ngó ngàng đến). Và từ ví dụ ấy, tác giả gợi mở: "Tình yêu, lòng trìu mến mà chúng ta có đối với các đồ vật hay con người đã cho các đồ vật ấy và con người ấy một vẻ đẹp. Tựa hồ các tình cảm đã làm cho chúng ta nhìn ra một vẻ đẹp không thể nhìn thấy bằng mắt thường được" (trích từ Ðẹp và xấu).
Tương tự là việc trả lời thấu đáo những câu hỏi: Tại sao con người gây ra chiến tranh? Tự do là gì? Con người là gì? hoặc mổ xẻ, lý giải những vấn đề mà ngay cả người lớn cũng lắm lúc nhức đầu như Thành công và thất bại, Tự do và không tự do, Tự hào và xấu hổ ...
Bằng những hình vẽ minh họa gợi nhiều tưởng tượng, những trích dẫn xác đáng từ các tác phẩm văn học, những ví dụ như chính câu chuyện hằng ngày, những câu chữ hóm hỉnh, có cả ghi chú chi tiết và chỉ dẫn đầy đủ (bộ sách Thú vui tư duy), hay gợi ý thảo luận tỉ mỉ (bộ sách Nhâm nhi triết), và bằng cả hình thức phù hợp (mỏng, in đẹp, khổ sách nhỏ gọn), cả hai bộ sách dẫn dắt các em đến được mục tiêu: tìm được câu trả lời và hơn thế nữa là biết cách tự tìm câu trả lời.
YBOOK.vn
- CÁC TIN BÀI KHÁC
-
3 tác phẩm của Đoàn Minh Phượng: Cái đẹp giữa thế giới bất an (18/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Thế giới tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng trong Đốt cỏ ngày đồng khởi từ cái đẹp. Người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp để làm ra tác phẩm cũng như thêm một lần làm sinh sôi cái đẹp cho đời.
-
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư ông Thích Phước An (10/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Các văn sĩ trí thức của miền Nam một thời lần lượt xuất hiện trong tập sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, vừa ra mắt của sư ông Thích Phước An - người cuối cùng của thế hệ tao nhân mặc khách còn bám trụ nơi đồi Trại Thủy - Nha Trang.
-
Những cuộc đời còn... nóng hổi trong truyện ngắn của Trần Trà My (04/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Với tập sách thứ 5 trình làng, 'Bản tình ca cuộc sống' của Trần Trà My có thể xem là một tâm sự về những 'hoàn cảnh truyện' - những duyên do khiến tác giả đưa những câu chuyện từ thực tế vào trang viết.
-
Bắc cầu vào giấc mộng (04/09/2020)
Huỳnh Trọng Khang | TUOITRE.VN
Với Dưới mái hiên đêm, những khách lạ (Phanbook và NXB Đà Nẵng), Hiền Trang - cây bút của chuyên mục Lá thư âm nhạc trên báo Tuổi Trẻ - mang sự uyên bác ở lĩnh vực âm nhạc, văn học, phim ảnh vào những truyện ngắn được đan dệt giữa thực và ảo.
-
Một đêm của Trịnh Xuân Thuận: Ấn tượng mãnh liệt đến choáng váng (31/08/2020)
Minh Phúc | TUOITRE.VN
Từ đỉnh ngọn núi thiêng Mauna Kea ở độ cao 4.207m, một trong những nơi tối nhất trên thế giới để quan sát bầu trời, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã ngắm đêm tối.