Thế giới sách
Sao lại chỉ 'học cách kiếm sống' thay vì học về 'nghệ thuật sống'?
Quỳnh Tâm | TUOITRE.VN
Cuốn sách gây chú ý ngay từ tựa đề Bạn đang nghịch gì với đời mình? Và xuyên suốt quyển sách là những câu hỏi mở, trực diện cũng như chính tựa đề của nó.
"Tại sao chúng ta nên thay đổi? Chúng ta sống vì lẽ gì? Hôn nhân phải chăng là sự lợi dụng lẫn nhau?" Có lẽ chúng ta đã từng đặt ra những câu hỏi như thế giữa muôn vàn khó khăn, ngổn ngang và bất trắc của cuộc đời. Nhưng rồi phần lớn cuộc đời chúng ta đã dành để "học cách kiếm sống" hơn là học về "nghệ thuật sống".
Điều thú vị và có thể khiến chúng ta còn xem lại quyển sách này nhiều lần, mỗi lần với một trải nghiệm khác nhau là bởi vì những gợi mở của J. Krishnamurti không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở hay kinh sách mà dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị khuôn định của tâm trí con người.
Ông không trình bày bất kỳ triết thuyết nào, trái lại chỉ nói về những sự việc có liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đó, J. Krishnamurti khiến người đọc sẽ phải chủ động tự trả lời những câu hỏi này vì "không nhà tư tưởng nào có thể giải quyết vấn đề của bạn".
Chúng ta có thể quen nghĩ rằng sách về triết lý sống là dành cho "người đủ già", nhưng Bạn đang nghịch gì với đời mình? không hề "quá già" đối với người trẻ.
Tuổi teen có thể học cách hiểu về bản thân, về mục đích của cuộc sống, công việc, giáo dục, về tình yêu và tình dục hay những mối quan hệ. Có lẽ bạn hãy thử tình cờ để cho một bạn trẻ nhìn thấy dòng tựa này và cảm nhận xem nó có gây chú ý và thích hợp với họ hay không?!
J. Krishnamurti đã đưa ra một quan điểm mới về thời gian và đời người -"chúng ta không cần phân định ra những vấn đề của tuổi trẻ, của tuổi trung niên, hay của tuổi lão niên. Không có vấn đề của tuổi trẻ nào cả, có chăng là khi còn trẻ thì ta mắc lỗi do quá non nớt và thiếu kinh nghiệm sống mà thôi".
Tuy nhiên, tuổi trẻ được coi là nơi khởi đầu, nếu từ đây chúng ta tạo ra mớ hỗn độn trong cuộc đời mình thì ta ắt hẳn sẽ vướng vào những bãi lầy của các vấn đề, của sự bất định, bất mãn và thất vọng. Thế nên chỉ có ở độ tuổi còn rất trẻ này chúng ta mới có thể xây dựng cho mình một nền tảng đúng đắn.
Bởi vì khi bạn còn trẻ, chưa phải lo lắng nhiều cho gia đình, công việc, hoặc mọi hoạt động bắt buộc, đây thật sự là thời điểm vàng để gieo một hạt giống và ươm mầm cho nó nở thành một cuộc đời đúng đắn, thay vì đánh mất mình trong những thứ vô nghĩa của việc tồn tại cho qua ngày đoạn tháng.
Bạn đang nghịch gì với đời mình? còn chỉ ra điều quan trọng nhất của tuổi trẻ là hãy tìm được việc mình yêu thích.
Khi còn trẻ, thật khó để biết bạn yêu thích công việc gì, bởi vì chúng ta muốn làm rất nhiều thứ. Kỹ sư, bác sĩ, phi công hay thợ mộc - liệu đó có phải là những việc mà bạn thật sự yêu thích hay sự hứng thú với chúng chỉ đến từ phản ứng trước áp lực của xã hội?
Bạn đang nghịch gì với đời mình? cũng bàn về giáo dục. "Cho dù rõ ràng là việc biết đọc biết viết, việc học nghề kỹ sư hay học những nghề nghiệp khác để kiếm sống là chuyện cần thiết không cần bàn cãi, nhưng liệu những kỹ thuật, những phương thức này có giúp ta hiểu hết về cuộc sống hay không lại là chuyện khác."
Và một nền giáo dục quá chú trọng đến kỹ thuật hay phương thức là nền giáo dục thất bại. "Vun bồi năng lực và tính hiệu quả mà không màng đến sự hiểu biết về đời sống, không nhận biết một cách toàn diện về cách thức vận hành của suy nghĩ và những ham muốn, sẽ chỉ khiến ta ngày càng trở nên tàn nhẫn hơn, gây thù chuốc oán hoặc rước họa vào thân nhiều hơn."
Và nói về tình yêu, khi bạn biết cách yêu một người, bạn biết cách yêu mọi người và cả thế giới. Đó là quan điểm của J. Krishnamurti. Ông cho rằng nếu chưa từng yêu thương một ai thì tình yêu của chúng ta dành cho nhân loại cũng không có thật. Tấm lòng yêu thương chân thành sẽ khiến mọi vấn đề của chúng ta tan biến, và rồi chúng ta có thể nếm trải được niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất.
Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập. |
YBOOK.vn
- CÁC TIN BÀI KHÁC
-
3 tác phẩm của Đoàn Minh Phượng: Cái đẹp giữa thế giới bất an (18/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Thế giới tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng trong Đốt cỏ ngày đồng khởi từ cái đẹp. Người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp để làm ra tác phẩm cũng như thêm một lần làm sinh sôi cái đẹp cho đời.
-
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư ông Thích Phước An (10/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Các văn sĩ trí thức của miền Nam một thời lần lượt xuất hiện trong tập sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, vừa ra mắt của sư ông Thích Phước An - người cuối cùng của thế hệ tao nhân mặc khách còn bám trụ nơi đồi Trại Thủy - Nha Trang.
-
Những cuộc đời còn... nóng hổi trong truyện ngắn của Trần Trà My (04/09/2020)
Lam Điền | TUOITRE.VN
Với tập sách thứ 5 trình làng, 'Bản tình ca cuộc sống' của Trần Trà My có thể xem là một tâm sự về những 'hoàn cảnh truyện' - những duyên do khiến tác giả đưa những câu chuyện từ thực tế vào trang viết.
-
Bắc cầu vào giấc mộng (04/09/2020)
Huỳnh Trọng Khang | TUOITRE.VN
Với Dưới mái hiên đêm, những khách lạ (Phanbook và NXB Đà Nẵng), Hiền Trang - cây bút của chuyên mục Lá thư âm nhạc trên báo Tuổi Trẻ - mang sự uyên bác ở lĩnh vực âm nhạc, văn học, phim ảnh vào những truyện ngắn được đan dệt giữa thực và ảo.
-
Một đêm của Trịnh Xuân Thuận: Ấn tượng mãnh liệt đến choáng váng (31/08/2020)
Minh Phúc | TUOITRE.VN
Từ đỉnh ngọn núi thiêng Mauna Kea ở độ cao 4.207m, một trong những nơi tối nhất trên thế giới để quan sát bầu trời, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã ngắm đêm tối.