Góc nhìn văn hóa
Đọc sách có gì vui?
Ngọc Diệp | TUOITRE.VN
Khi một đứa trẻ say mê đọc sách, em sẽ tự mình nạp kiến thức một cách vui vẻ và biến kiến thức đó trở thành kiến thức của mình. Khối kiến thức này sẽ giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức ở trường thay vì né tránh, sợ hãi.
Thay vì cho con đi học chữ sớm trước khi vào lớp 1, cha mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho con. Chỉ cần ngồi xuống và đọc cho con bằng niềm yêu thích thật sự. Giáo dục thực ra rất giản dị như vậy. Mọi người sẽ thấy việc đọc này tạo ra phép mầu.
ThS Nguyễn Quốc Vương
1. 7h tối tôi sang dự sinh nhật Bin, tôi thấy cháu đang mếu máo, còn ba mẹ cháu mặt đỏ phừng phừng. Tôi hỏi có chuyện gì, ba mẹ cháu nói: "Nó nhất định không chịu làm bài trước khi tiệc sinh nhật bắt đầu". Tôi mới nói: "Hôm nay là sinh nhật mà, để làm bài sau có được không?", nhưng ba mẹ Bin vẫn nhất quyết bắt cháu làm bài vì không tin Bin sẽ giữ lời.
Mẹ Bin thường hay kêu ca về chuyện Bin thiếu tập trung, dù học thêm rất nhiều nhưng kết quả không tốt, Bin rất ghét học. Khi tôi gợi ý mẹ Bin nên dành thời gian đọc sách cho cháu, mẹ Bin nói: "Cả ngày tôi làm việc trong thư viện rồi, tối về không còn muốn đụng tới sách".
Có rất nhiều phụ huynh như ba mẹ Bin. Họ tin rằng việc học chỉ nên gói gọn trong sách giáo khoa nhà trường, và con cái của họ phải có bổn phận, trách nhiệm học tốt. Họ không biết còn có một cách học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Đó là cho con đọc sách. Khi một đứa trẻ say mê đọc sách, em sẽ tự mình nạp kiến thức một cách vui vẻ và biến kiến thức đó trở thành kiến thức của mình. Khối kiến thức này sẽ giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức ở trường thay vì né tránh, sợ hãi.
2. Trong buổi ra mắt cuốn Trong sách có gì mà vui thế? của tác giả Mem Fox, do Ehomebooks phát hành ở Thư viện Quốc gia (Hà Nội) sáng 29-6, các chuyên gia đều khẳng định chuyện đọc sách cho con sẽ tạo ra "phép mầu".
ThS Nguyễn Quốc Vương - chuyên gia cố vấn giáo dục, tổng biên tập Ehomebooks - cho biết ở Nhật Bản, một đứa trẻ trước khi bước vào lớp 1 đã được cha mẹ đọc cho khoảng 1.000 cuốn sách. 1.000 cuốn sách đó là hàng trăm giờ cha mẹ và con cái ngồi bên nhau, tạo nên một gắn kết tình cảm rất lớn, mặt khác giúp đứa trẻ trở nên thông minh, hiểu biết hơn.
Ông Nguyễn Quốc Vương còn cho rằng: "Sai lầm của chúng ta trong việc dạy văn là không khuyến khích trẻ đọc nhiều sách mà cứ bắt trẻ phải viết tốt. Đọc tốt mới có thể viết tốt. Ngoài ra, đọc tốt thì trẻ sẽ có sức tập trung và khả năng nghe tốt hơn. Trong quá trình dạy học tôi nhận ra vấn đề của trẻ em Việt Nam là khả năng tập trung và lắng nghe rất kém, và khi bảo các em phát biểu ý kiến thì các em không biết nói gì".
Trong buổi tọa đàm, ThS Lại Văn Thăng - thành viên Sách hóa nông thôn Việt Nam - chia sẻ: "Sách giúp trí tưởng tượng của trẻ em phát triển, giúp các em hiểu được cảm xúc của mình, hiểu được bản thân mình. Việc đọc sách nên được xây dựng thành thói quen hằng ngày. Nói đơn giản thế này, cơ thể cần thức ăn thế nào thì trí tuệ cần sách thế ấy".
YBOOK.vn
- CÁC TIN BÀI KHÁC
-
'Về nơi có nhiều cánh đồng' trong trẻo và thiện lành (30/12/2019)
Mi Ly | TUOITRE.VN
'Về nơi có nhiều cánh đồng' là tiểu thuyết bằng tranh, kể câu chuyện có thật về nhóm bạn trẻ rời Đà Lạt đến sống ở thung lũng Têu-y-pot trong lòng núi Ngọc Linh (Kon Tum).
-
Chết chịu: Phần thưởng của sống là chết (19/09/2019)
Zét Nguyễn | TUOITRE.VN
Nhắc đến Louis-Ferdinand Céline, một trong những nhà văn được coi là vĩ đại của Pháp, thì không thể không nhắc đến những nghịch lý gay gắt đi kèm.
-
Sách về bệnh ung thư: Không thể lờ đi nỗi đau của xã hội (15/08/2019)
Mi Ly | TUOITRE.VN
Gần đây, khá nhiều sách về bệnh ung thư ra mắt độc giả, truyền tải những câu chuyện xúc động cũng như các phương pháp, kinh nghiệm để người bệnh chiến thắng chứ không gục ngã.
-
Phút ân sủng ngắn chẳng tày gang (14/08/2019)
Hiền Trang | TUOITRE.VN
Có lần được hỏi về Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird) của Harper Lee, Flannery O'Connor châm biếm: 'Nó là một cuốn sách tuyệt vời cho con trẻ'.
-
Chẳng ai bắt mình phải đọc 100 quyển sách một năm (23/07/2019)
JULIE BECK - ZAC HERMAN (dịch, theo The Atlantic) | TUOITRE.VN
Khi còn là đứa trẻ, Stevie Peters thường đọc sách để được tặng pizza. Cô còn nhớ đã tham gia chương trình đọc sách của Pizza Hut, một chương trình vẫn còn tồn tại đến nay, như trải nghiệm thử thách đọc sách đầu tiên.