-
Biên khảo Sơn Nam - Đình... Sơn Nam Trong công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, việc bảo tồn và phát huy vốn quý của các di sản văn hóa tinh thần của dân tộc ta đang là vấn đề hết sức bức thiết. Và cuốn Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam của nhà văn, nhà khảo cứu Sơn Nam góp phần giới thiệu những di sản văn hóa tinh thần trên vùng đất Nam Bộ góp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu trong khi nghiên cứu về văn hóa dân gian Nam Bộ. Đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho mọi đối tượng độc giả trong nước cũng như kiều bào nước ngoài khi muốn tìm hiểu về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 10 cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về tỉnh Cần Thơ vào thời điểm năm 1904. Những thông tin trong sách cũng vô cùng quý giá, có thể giúp các nhà nghiên cứu, những người quan tâm về lịch sử tìm hiểu về Nam kỳ đầu thế kỷ XX.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 09 cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về tỉnh Trà Vinh vào thời điểm năm 1903. Những thông tin trong sách cũng vô cùng quý giá, có thể giúp các nhà nghiên cứu, những người quan tâm về lịch sử tìm hiểu về Nam kỳ đầu thế kỷ XX.
...
-
Cần Thơ phố cũ nét xưa Nhâm Hùng, Thư viện Thành phố Cần... Cần Thơ phố cũ nét xưa là tập biên khảo về vùng đất "gạo trắng nước trong" xứ Tây Đô xưa của soạn giả Nhâm Hùng liên kết với Thư viện Thành phố Cần Thơ. Tập sách gồm 2 phần: "Cội nguồn và khai mở"; "Nhận diện đô thị buổi đầu".
"Bằng cứ liệu phong phú đã cất công sưu tầm gần trọn đời người, tác giả Nhâm Hùng kể cho độc giả nghe thuở ban đầu của đạo Trấn Giang, rồi địa danh Tham Tướng, việc chuyển đổi hai tiếng Cần Thơ từ địa danh dân gian sang địa danh hành chính...
Một trong những tiểu mục đáng chú ý trong sách có lẽ là "Miệt vườn Cần Thơ hình thành ra sao". Tác giả có lý khi lý giải rằng, miệt vườn Cần Thơ được mở mang, mà cái nôi ở dọc theo tuyến Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền, Long Tuyền, Bình Thủy. Để rồi nhiều tên rạch lấy từ các loại trái cây như Rạch Cam, Rạch Chanh, Mương Dâu... ra đời, tồn tại tới hôm nay, như lưu dấu miệt vườn xưa...
Trong phần "Chợ nổi Cái Răng hình thành", tác giả sau khi khái quát về lịch sử hình thành, nét đặc trưng như cây bẹo, tiếng rao đi sâu bàn về "giá trị thương hồ". Đó cũng là giá trị văn hóa tiềm ẩn đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thú vị làm sao trên chợ nổi có đến hàng chục đơn vị tính: ký, chục, trăm, thiên, giạ, táu, đôi, thước... nhưng thú vị nhất vẫn là cách bán mớ, bán mão...
Cần Thơ phố cũ nét xưa còn có nhiều trang viết về công trình kiến trúc cổ trên đất Tây Đô, về lịch sử đáng nhớ của bến Ninh Kiều, tiền thân là bến Hàng Dương. Tác giả cũng làm sống dậy không gian và không khí bến xe đò ở Cần Thơ xưa đi Lục tỉnh, minh chứng về vị trí trung tâm của mảnh đất này..."
Đi tìm "phố cũ nét xưa" - Đăng Huỳnh
Như tác giả đã nói "khảo cứu lịch sử thành phố Cần Thơ hôm nay, chính là tìm về cội nguồn đất Trấn Giang xưa, tức xứ sở Cần Thơ để mở đầu cho cuộc hành trình khơi dậy kho tàng quá khứ..." vì lẽ thường ai cũng có nhu cầu hiểu biết về nơi "chôn nhau cắt rốn", quê hương bản quán của mình, người ở nơi khác tới hay du khách một lần "cỡi ngựa xem hoa" cũng thích tìm hiểu đôi điều tại điểm đến mà họ vừa dừng chân.
MỤC LỤCLời nói đầuPhần 1: Cội nguồn và khai mở
Tìm về đất Trấn Giang xưa
Đô thị sơ khai dưới triều Nguyễn
Miệt vườn Cần Thơ hình thành ra sao?
Kể chuyện cồn nổi
Vẻ đẹp kiến trúc cổ
Chợ nổi Cái Răng hình thành
Phần 2: Nhận diện đô thị buổi đầu
Đô thị Cần Thơ 100 năm trước
Cần Thơ trong sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (1909)
Bến Ninh Kiều thuở ấy
Văn minh tàu bè, xe cộ
Bắc (phà) Cần Thơ sứ mạng trăm năm
Vang tiếng văn chương, kịch nghệ
Thông tin đại chúng đi đầu miền Tây
Lý thú địa danh dân gian ở Cần Thơ
Bàn về Tây Đô
Thương hoài phố cũ, nét xưa
Sách tài liệu tham khảo
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 03 cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về tỉnh Gia Định vào thời điểm năm 1902. Những thông tin trong sách cũng vô cùng quý giá, có thể giúp các nhà nghiên cứu, những người quan tâm về lịch sử tìm hiểu về Nam kỳ đầu thế kỷ XX.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 06 là công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và chi tiết về mọi mặt của vùng đất Châu Đốc xưa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại vùng đất Tây Nam bộ có nhiều tiềm năng kinh tế.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 07 là công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và chi tiết về mọi mặt của vùng đất Bến Tre xưa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại vùng đất Tây Nam bộ có nhiều tiềm năng kinh tế.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 12 cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về tỉnh Long Xuyên vào thời điểm năm 1905. Những thông tin trong sách cũng vô cùng quý giá, có thể giúp các nhà nghiên cứu, những người quan tâm về lịch sử tìm hiểu về Nam kỳ đầu thế kỷ XX.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 08, là công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và chi tiết về mọi mặt của vùng đất Sa Đéc xưa (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào thời điểm năm 1903 để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại vùng đất Tây Nam bộ có nhiều tiềm năng kinh tế.
...
-
Địa lý học: Tự nhiên, Kinh... Hội Nghiên cứu Đông Dương Đầu thế kỷ XX, Hội nghiên cứu Đông Dương cho ra đời bộ sách Địa lý học: tự nhiên, kinh tế và lịch sử Nam kỳ về các tỉnh Nam kỳ. Bộ sách được viết bằng tiếng Pháp, mỗi tập theo một kết cấu chung thống nhất gồm 4 phần
Địa lý hình thể
Địa lý kinh tế
Địa lý lịch sử và chính trị
Thống kê và hành chánh
Bộ sách thể hiện quan điểm và ý kiến của người Pháp về đất nước, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Bộ sách được dịch giả Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long chuyển ngữ. Tập 14 cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về tỉnh Vĩnh Long vào thời điểm năm 1911. Những thông tin trong sách cũng vô cùng quý giá, có thể giúp các nhà nghiên cứu, những người quan tâm về lịch sử tìm hiểu về Nam kỳ đầu thế kỷ XX.
...
-
Gã chăn dê ở cù lao Giá Lê Minh Nhựt Tập truyện đậm đặc chất Nam bộ, vẽ nên bức tranh sinh động với những nông dân chân chất suốt đời bám đất bám ruộng trong cuộc mưu sinh còn nhiều vất vả. Vẫn lối viết rất mộc, giản dị nhưng thật cuốn hút bởi lối kể pha chút tưng tửng, hài hước và phóng khoáng.
...
-
Địa chí tỉnh Đồng Tháp Nhiều tác giả
Tháp mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Ai đi về miền Tây, đến ngã ba An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) rẽ vào quốc lộ 30, chẳng mấy chốc mà ta đặt chân vào mảnh đất đầu nguồn của con sông Tiền - Đồng Tháp.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, cùng với sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, quyển sách này hy vọng sẽ mang đến được cho độc giả bức tranh khái quát về mảnh đất Đồng Tháp: con người, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội,... từ buổi đầu cho đến năm 2005.
Dựa vào những phát hiện khảo cổ, các nhà khoa học đã khẳng định Đồng Tháp là nơi cư trú của con người từ rất sớm. Nơi đây còn có dấu tích của một trong những quố gia phát triển rực rỡ ở thời kỳ Đông Nam Á cổ đại - Phù Nam. Dẫu vậy, do sự biến thiên của đất trời, nên Đồng Tháp có lịch sử dân cư đầy biến động. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, làn sóng di cư của người Việt từ Ngũ Quảng, cùng với cư dân bản địa Khmer và người Hoa, đã ra sức khai phá, cải tạo thiên nhiên, đưa nơi đây nhanh chóng trở nên trù phú, giao thương tấp nập.
Không chỉ chịu thương chịu khó, cần cù lao động, nhân dân Đồng Tháp còn có truyền thống yêu nước dồi dào và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm. Cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt... nơi đây còn có biết bao địa danh ghi lại những chiến thắng oanh liệt của người xưa: Đây Vàm Nao - Cổ Hồ - cù lao Tây ghi dấu trận đánh tan quân Xiêm xâm lược, lại thêm cánh đồng Láng Linh - Bảy Thưa đến Đồng Tháp Mười vẫn còn dấu ấn của nghĩa quân Thiên hộ Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong câu ca: "Bao giờ hết cỏ Tháp Mười, thì dân Nam mới hết người đánh Tây"; căn cứ Đồng Tháp Mười, địa danh Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung vẫn còn đây chất bi tráng của chiến trường miền Tây ác liệt;...
Trong những lúc khó khan, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào một ngày mai tốt đẹp đã giúp nhân dân Đồng Tháp vượt qua những tháng ngày gian khó. Những câu đố, giai thoại, ca dao, tục ngữ, câu vè,... của các tác giả khuyết danh, đến các tác phẩm văn chương hiện đại, đã phản ánh khá đầy đủ từ dấu ấn của buổi đầu khai hoang lập ấp, những ngày kháng chiến chống ngoại xâm, giữ làng giữ nước. Cũng không thể nào không nhắc đến những đóng góp to lớn của vùng đất Đồng Tháp với sự phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương mang đậm bản sắc dân tộc của người miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung.
MỤC LỤCBảng viết tắtLời giới thiệuLời nói đầuPhần thứ nhất: Tự nhiên và dân cư
Chương 1: Địa lý hành chính
Chương 2: Địa lý tự nhiên
Chương 3: Dân cư và dân số Đồng Tháp
Phần thứ hai: Lịch sử và truyền thống đấu tranh
Chương 1: Đồng Tháp trong buổi đầu khai phá
Chương 2: Đồng Tháp từ thế kỷ XVII đến 1930
Phần thứ ba: Kinh tế
Chương 1: Nông nghiệp
Chương 2: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chương 3: Giao thông, bưu điện
Chương 4: Thương mại - Du lịch
Phần thứ tư: Văn hóa - Xã hội
Chương 1: Giáo dục
Chương 2: Y tế
Chương 3: Thể dục thể thao
Chương 4: Phong tục tập quán, ở, ăn, mặc
Chương 5: Tôn giáo tín ngưỡng
Chương 6: Văn học
Chương 7: Sân khấu Đồng Tháp
Phần thứ năm: Kết luận chungPhần thứ sáu: Phụ lục
...